Tết Dương lịch ở Việt Nam hay còn gọi là Tết Tây là một trong những ngày lễ quan trọng nhất trong năm của nhiều dân tộc trên thế giới. Một năm nữa sắp qua, một năm mới lại đến, hãy cùng với Vietkingtravel khám phá những điều thú vị về phong tục đón năm mới của các nước châu Âu
Mục lục
Đón Năm Mới ở Pháp.
Người Pháp dùng rượu để đón năm mới. Từ đêm giao thừa cho đến ngày 3/1 người Pháp mở tiệc, uống rượu say sưa. Theo quan điểm của người Pháp, uống cạn rượu sẽ đem lại may mắn cho họ vào năm mới, nếu không uống hết thì trong năm mới sẽ gặp điều xui xẻo.
Người dân Pháp đổ ra đường Chào đón Năm mới
Ngoài ra vào sáng sớm mùng 1, người Pháp thường cùng nhau ra đường xem hướng gió. Nếu là gió Nam thì năm ấy mưa thuận gió hòa, nếu gió Tây thổi thì đây là năm may mắn đối với những người làm nghề đánh cá và nuôi bò sữa, nếu là gió Đông thì năm ấy hoa quả được mùa, nhà nhà bội thu, còn là gió Bắc thổi thì sẽ một năm mất mùa.
Năm mới 2020 ở pháp
Đón Năm Mới ở Bỉ.
Đêm giao thừa tại Bỉ được gọi là Sint Sylvester Vooranvond hay đêm Saint Sylvester. Người dân Bỉ tổ chức những bữa tiệc gia đình đêm giao thừa. Lúc nửa đêm, mọi người sẽ hôn nhau, trao cho nhau những tấm thiệp chúc may mắn, riêng trẻ con, chúng mua những tấm giấy đủ màu sắc để viết lời chúc mừng năm mới cho bố mẹ đẻ và bố mẹ đỡ đầu rồi đọc lên vào sáng mùng một Tết.
Đón Năm Mới Của Các Nước Châu Âu
Đặc biệt, vùng nông thôn ở Bỉ vẫn còn giữ một phong tục rất thú vị là “chúc tết vật nuôi”. Vào buổi sáng sớm ngày tết dương lịch, việc làm đầu tiên là mọi người đi đến bên các con vật nuôi như bò, ngựa, dê, cừu, chó, mèo… và giả vờ như đang muốn thông báo đến chúng : “Năm mới đến rồi, chúc vui vẻ”.
Đón Năm Mới ở Hà Lan.
Vào ngày đầu tiên của năm mới, hàng chục nghìn người dân Hà Lan cũng như nhiều nước trên thế giới vẫn đổ về bất chấp cái giá lạnh thấu xương của vùng biển lạnh, đã lao xuống biển ngụp lặn. Sự “liều mình như chẳng có” này khiến người dân thế giới không khỏi thót tim mỗi khi có dịp chứng kiến. Tuy nhiên, với những người dân yêu thích phong tục này thì được lạnh cóng dưới biển chính là khao khát trong ngày đầu năm mới. Theo quan niệm của người dân nước này, càng lặn ở những giờ phút gần giao thừa người ta càng nhận được nhiều may mắn trong năm mới. Đất nước của những cối xay gió này có đến 60 bãi biển và vùng biển Scheveningen được nhiều người lui tới trong dịp năm mới nhất.
Màn trình diễn pháo hoa ở thủ đô Amsterdam, Hà Lan
Bên cạnh đó, phong tục này không chỉ nhằm cầu mong may mắn cho bản thân trong năm mới mà người dân Hà Lan cũng như các nước khác trên thế giới còn hướng đến một hoạt động thiện nguyện đầy nhân văn khác đó là quyên góp tiền từ thiện cho những trẻ em nghèo.
Tại Hà Lan, ở những vùng biển có nhiều người đến bơi, lặn trong ngày đầu năm mới, chính quyền địa phương tổ chức bán vé. Để có thể được đứng trên bãi biển, mọi người đều phải mua vé với giá 3 euro. Dù là người tham gia bơi dưới dòng nước lạnh hay đơn giản chỉ đứng xem và chụp ảnh thì cũng đều phải mua vé. Và toàn bộ số tiền thu được này sẽ xung quỹ từ thiện.
Đón Năm Mới ở ở Đức.
Người Đức quan niệm rằng người đầu tiên họ gặp trong năm mới sẽ là người có ảnh hưởng lớn đến với họ trong năm. Đối với các cặp đôi đang yêu nhau, họ sẽ ở bên nhau và trao nhau nụ hôn vào đúng thời khắc chuyển giao giữa hai năm, vì có lời đồn rằng nếu không hôn nhau vào khoảnh khắc đó họ sẽ chịu cảnh chia ly.
Ở Đức còn có phong tục thú vị khác là trước giao thừa 15 phút, mọi người sẽ ngồi yên trên ghế. Khi chuông đồng hồ vang lên, họ sẽ nhảy xuống ghế và ném một đồ vật nặng ra phía sau. Phong tục này có ý nghĩa là vứt bỏ mọi khó khăn, hoạn nạn để tiến tới một năm mới hạnh phúc, bình an.
Đón Năm Mới ở Anh.
Ở Anh, bài hát được bật lên vào thời khắc giao thừa không phải là “Happy New Year” mà là “Auld Lang Syne” (nghĩa là thời gian trôi qua). Bài hát vốn dĩ là một bài thơ, được nhà thơ Robert Burns viết vào năm 1788. “Auld Lang Syne” mang thông điệp nhắc nhở mọi người hãy yêu thương, quý trọng gia đình, người thân xung quanh mình, hãy luôn để những người thân yêu ấy trong tim cho dù họ có ra đi mãi mãi.
Ở Anh, vào đêm giao thừa, mọi người thường tập trung ở quảng trường Trafalgar và Piccadilly Circus hoặc ở những nơi mà nghe được tiếng chuông đồng hồ Big Ben. Bởi theo quan niệm của người Anh, người múc được gáo nước đầu tiên sẽ là người may mắn suốt cả năm.
Trên đây là những phong tục đón năm mới Của Các Nước Châu Âu. Còn rất nhiều Mỗi đất nước có phong tục đón tết riêng, không lẫn lộn. Những phong tục trong dịp Tết đều xuất phát từ mong muốn được may mắn, hạnh phúc, thịnh vượng. Đến tết Dương lịch rồi, một năm nữa lại đến, Vietkingtravel chúc các bạn có một năm mới gặp hái được nhiều thành công và thật vui vẻ.
>>>>>>>>>>>XEM NGAY: Tour du lịch Châu Âu nổi bật của Vietkingtravel trong năm 2020
THAM KHẢO CÁC TOUR DU LỊCH TRONG NƯỚC NỔI BẬT NĂM 2021